Những món ăn ngày Tết có nguy hại như thế nào?
Mứt, canh măng, dưa muối, bánh chưng,… đã từ lâu trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt vào các dịp lễ Tết. Không chỉ mang ý nghĩa truyền thống, lịch sử, các món ăn trên đem đến cho người dân Việt Nam một dư vị quê nhà quen thuộc. Nhưng cùng tìm hiểu thật kĩ để làm sao ăn cho đúng cách để không gây hại cho sức khoẻ nhé.
- Các loại mứt sấy

Nhắc đến Tết, không ít người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh hộp mứt sấy bên mâm hoa quả. Nhưng đây cũng là một trong những món ăn có khả năng là mầm bệnh gây hại cho sứ khoẻ con người.
Thành phần chủ yếu trong mứt thường chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như: đường bột, axit hữu cơ, protein, vitamin và khoáng chất… Đặc biệt là các nhóm thực vật có tác dụng chống oxy hoá tế bào tăng cường lợi gan, thải độc cơ thể.
Tuy nhiên, trong mứt có chứa lượng đường khá cao, không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, hàm lượng đường trong máu cao, người béo phì hay những người có nhu cầu ăn kiêng. Ăn nhiều mứt dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, làm giảm cảm giác thèm ăn từ đó khiến chúng ta dễ bỏ bữa, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, mất năng lượng.
Vì vậy, đối với mứt chúng ta nên ăn nhấm nháp, thưởng vị cho cơ thể được điểm chút vị ngọt.
2. Bánh chưng

Không chỉ riêng Tết Nguyên Đán, hầu hết vào mọi dịp lễ tết, cỗ tiệc tại Việt Nam đều không thể thiếu món bánh chưng quen thuộc. Đây được coi là linh hồn trong bàn ăn của mọi gia đình Việt trong những ngày lễ.
Bánh chưng chứa nhiều chất dinh dưỡng và giàu năng lượng với thành phần chính từ gạo nếp và đậu xanh. Nhưng đây cũng là 2 thành phần tạo ra hơi khiến người bệnh khó chịu, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi,… Đối với những trường hợp đang mắc bệnh béo phì hay có ý định giảm cân thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán vì đây là món ăn rất giàu năng lượng và nhiều chất béo. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, cũng không thể ăn nhiều vì sẽ tăng đường huyết khiến bệnh thêm nặng. Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu càng cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo. Ngoài ra, người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cũng không nên ăn bánh chưng. Người bị đau dạ dày, nếu ăn nhiều cũng rất hay đầy bụng, ậm ạch khó chịu.
3. Các món muối dưa

Dưa muối, hành muối, cà muối,… là những món hết sức quen thuộc không chỉ vào những dịp lễ Tết mà còn trở thành những gia vị thân thiết ngay cả những bữa ăn sinh hoạt hằng ngày. Chất xơ trong dưa muối , củ kiệu muối còn có khả năng chống béo phì, cải thiện sự bài tiết cholesterol. Tuy nhiên, dưa hành, củ kiệu nếu không biết sử dụng đúng cách, đúng đối tượng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho sức khỏe bạn vì phần lớn các món muối chua đều được chế biến với rất nhiều muối. Bởi bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ và đau tim.
Ngoài ra, các thực phẩm quá mặn cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do có chất nitrosamine. Đặc biệt, các trường hợp có tiền sự viêm loét dạ dày, mắc các bệnh về rối loạn tiêu hoá, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên ăn những món muối chua này.
4. Canh măng

Một món ăn được ưa chuộng không kém trong ngày Tết. Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Vậy nên để tránh ngộ độc khi sử dụng, măng cần luộc thật kỹ và luộc thay nhiều nước.