Sai lần khi giảm cân với chế độ ăn nhiều thịt đỏ
22
Th6

Sai lần khi giảm cân với chế độ ăn nhiều thịt đỏ

Dù protein có tác dụng lớn trong việc phát triển cơ bắp, việcnạp quá nhiều thịt trong khẩu phần ăn trong khi cắt giảm carb, chất béo lại gây ra những ảnh hưởng xấu.

Theo chuyên gia, các chế độ ăn kiêng như keto, low carb… thường chứa nhiều thịt đỏ, gây mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa khi áp dụng để giảm cân trong thời gian dài.

Sai lần khi giảm cân với chế độ ăn nhiều thịt đỏ

Thông tin được phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời báo chí hôm 5/5, bên lề buổi họp báo hưởng ứng Ngày sức khỏe tiêu hóa Thế giới 29/5.

Phó giáo sư Nhung nêu ví dụ chế độ ăn keto, chế độ ăn gián đoạn, low carb, eat clean… rất nổi tiếng trong cộng đồng thời gian gần đây. Các chế độ ăn này đều hướng tới giảm lượng carbonhydrate, tăng lượng protein và chất béo lấy từ thịt, rau xanh, để kiểm soát cân nặng. Trong đó,mọi ngườithường tiêu thụ nhiều thịt đỏ như thịt bò, lợn. Carbonhydrate gọi tắt là carb hoặc còn gọi là glucid, là chất quan trọng cho cơ thể, não bộ, đường ruột. Các nguồn carbonhydrate tự nhiên mà con người sử dụng như rau củ quả, hạt, ngũ cốc, sữa…

Kết quả Tổng điều tra về dinh dưỡng 2019-2020 cho biết mỗi người Việt tiêu thụ trung bình 134 g thịt một ngày, trong đó có 95,5 g thịt đỏ, còn lại là thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt. Mức tiêu thụ thịt cao hơn ở thành thị, trung bình một ngày là 154 g, trong đó 155,3 g thịt đỏ. Trong khi đó, mức thịt đỏ được khuyến cáo là 70 gr một ngày.

Theo phó giáo sư Nhung, khi tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và mất cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe bị ảnh hưởng, ví dụ mắc bệnh chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng acid uric, bệnh gout… Nhiều trườnghợpcaotuổi bị ảnh hưởng chức năng thận, do sử dụng chế độ ăn low carb trong thời gian dài. Một số nghiên cứu còn chỉ ra ăn quá nhiều thịt đỏ gây nguy cơ ung thư cao.

Đối với chế độ ăn eat clean, phó giáo sư Nhung cho rằng mọi người đang hiểu và áp dụng không đúng. Eat clean có nghĩa là ăn sạch, lựa chọn các thực phẩm sạch, không bị ô nhiễm hoặc có hại cho sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người không lựa chọn thực phẩm theo nguyên tắc nói trên, có người chỉ uống nước quả, một số chỉ ăn thịt và chút rau để giảm mỡ.

Việc cắt giảm quá nhiều lượng carb cũng để lại hậu quả cho cơ thể. Phó giáo sư Nhung trích dẫn nghiên cứu trên tạp chí Lancet năm 2018 cho thấy, khichếđộăngiảm tới 40% lượng carb, tức dưới 200 gr gạo, người áp dụng chế độ ăn này tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong tới 40%. Những người nhịn ăn carb bị choáng váng, ảnh hưởng giấc ngủ, tăng stress. Chế độ ăn ngắt quãng cùng với tăng thịt cũng làm mất cân bằng các chất, gây tổn thương đường ruột, rối loạn tiêu hóa và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ví hệ miễn dịch như một thành trì, dinh dưỡng là nguyên liệu xây nên thành trì đó nhờ các “viên gạch” gồm protein, lipid, carbonhydrate… Các chất này đồng thời đóng vai trò mắt xích mấu chốt, truyền tin giữ cho hàng rào miễn dịch luôn kết nối vững vàng, cung cấp nguồn năng lượng giúp hệ miễn dịch vận hành trơn tru, hoạt động hiệu quả.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn uống cân bằng, lựa chọn đa dạng loại thực phẩm, đúng tháp dinh dưỡng được khuyến nghị. Mọi người không nên chạytheotràolưu ănkiêng, nên lắng nghe nhu cầu của cơ thể, thay đổi thói quen tiêu dùng thịt, ăn uống lành mạnh hơn. Người trưởng thành nên tiêu thụ 71 g thịt đỏ một ngày, tỷ lệ các chất glucid, protein, lipid là 64% : 16% : 20% trên tổng năng lượng ăn vào. Đây là khối lượng thịt đỏ được Tổ chức Chống ung thư Thế giới khuyến cáo, đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và không gây ung thư.

Nguồn: VNE

Ngưỡng an toàn của thịt đỏ:

Thịt đỏ rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho sức khỏe về lâu dài. Do đó các chuyên gia sức khỏe đề nghị không nên ăn quá 70g một ngày, tương đương với 3 lát thịt heo, một miếng thịt cừu hoặc 2 lát thịt bò nướng mỗi ngày.

Bên cạnh cách thức đơn giản để giảm nguy cơ đó là ăn ít thịt đỏ đi, thì theo Mitchell-Paterson, nếu vẫn ăn thịt đỏ thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm bớt nguy cơ ung thư do thịt đỏ gây nên.

Ăn nhiều các chất tinh bột khó thủy phân– ví dụ các gạo lứt, đậu, khoai, chuối, ngũ cốc nguyên hạt – và ăn cùng với thịt sẽ giúp giảm thời gian tiếp xúc với thành ruột sẽ từ đó giảm nguy cơ.

Ăn nhiều rau củ chứa chất xơ giúp bảo vệ chống lại ung thư đại tràng.

Nếu có thể, trong một số bữa ăn, bạn hãy chọn nguồn cung cấp đạm từ thực vật thay vì dùng thịt đỏ: Có khá nhiều lựa chọn để cơ thể bạn được cung cấp đạm như đậu, đậu phụ là những món tuyệt vời – chúng hoàn hảo và “hoàn toàn” thay thế các nguồn đạm khác, chứa tất cả các loại amino axit có trong thịt.

Để lại một câu trả lời

Call Now Button