Tăng cân quá mức có ảnh hưởng tới da hay không.?
Tăng cân quá mức không kiểm soát có thể khiến da nổi mụn trứng cá, da bị rạn, mắc một số bệnh lý như nhiễm khuẩn da, viêm tuyến mồ hôi, vảy nến…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát như ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đồ ăn nhanh, ít vận động, ít tập thể dục thể thao… Ngoài ra, tuổi tác, thiếu hụt vitamin, mắc bệnh tiêu hóa hoặc có bệnh nền cũng dẫn đến tăng cân, béo phì.
Tăng cân quá mức không kiểm soát có thể dẫn đến một số bệnh lý về da, thường gặp là:
Nhiễm khuẩn da do giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, đồng thời diện tích nếp kẽ lớn kèm tình trạng tăng tiết mồ hôi, pH bề mặt da cao hơn. Các bệnh thường gặp như nhiễm candida, viêm kẽ, nhọt, viêm quầng, viêm mô bào, erythrasma, nấm, viêm nang lông, nấm móng, hoại thư sinh hơi, viêm cân hoại tử. Nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin cũng cao hơn….
Dịch dụ của chúng tôi :
=>> Giảm béo vùng Bụng và Eo
=>> Giảm béo vùng Tay- Chân
=>> Giảm béo vùng xoài – Lưng
=>> Giảm béo toàn thân
=>> Nâng cơ cộng nghệ SPM
=>> Trẻ hóa da – Body Dr. Muller
=>> Chăm sóc da cơ bản
=>> Chăm sóc da chuyên sâu
=>> Điều trị mụn, mụn trứng cá
=>> Điều trị Nám – Tàn nhang
Viêm tuyến mồ hôi mủ: Thừa cân làm tăng nồng độ androgen trong cơ thể, diện tích nếp kẽ lớn, ma sát cơ học nhiều, rối loạn hydat hóa lớp sừng, nang lông bị hẹp, tăng các cytokin tiền viêm, tăng tiết mồ hôi.
Vảy nến: Độ nặng của vảy nến có liên quan đến béo phì, điều trị cũng khó khăn hơn.
Nổi mụn trứng cá: Thừa cân làm tăng androgen và các chất trung gian viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc trứng cá tăng lên ở nhóm người béo phì, đặc biệt là ở nữ giới.
Bệnh gai đen: Là bệnh da thường gặp ở những người thừa cân, tổn thương là các mảng đối xứng, tăng sắc tố, thường ở nách, bẹn, gáy… Phụ nữ béo phì tăng androgen, rậm lông, thường thấy bệnh gai đen ở âm hộ. Bệnh thường liên quan đến kháng insulin, nồng độ insulin máu cao, kích thích receptor yếu tố phát triển giống insulin, tăng sinh tế bào sừng.
Rạn da: Những mảng dạng dải teo da, ban đầu đỏ, sau đó tím, cuối cùng là trắng, teo; thường ở các nơi sức căng lớn và nhiều mô mỡ như ngực, mông, hông bên, đùi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, 40% trẻ em béo phì có rạn da, hầu hết người lớn béo phì đều rạn da. Cơ chế gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, liên quan đến gene, hormone như tăng estrogen, androgen, receptor của glucocorticoid, cortisol, yếu tố cơ học.
Suy tĩnh mạch mạn tính: Tăng áp lực ổ bụng làm tĩnh mạch giãn, phản ứng da viêm đỏ.
Theo các bác sĩ chuyên gia về da, muốn điều trị tăng cân không kiểm soát, trước tiên cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ví dụ, bạn mắc bệnh tiêu hóa và bị táo bón, cần bổ sung men vi sinh giúp đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, bổ sung nước, thực phẩm dễ tiêu, thực phẩm có chứa chất xơ. Người đang dùng thuốc chống trầm cảm, hãy từ từ giảm sử dụng thuốc, tập luyện thể thao, mở rộng mối quan hệ, ăn thực phẩm hay protein ít béo đồng thời giảm lượng tinh bột để kiểm soát cân nặng.
Để tránh tăng cân quá mức không kiểm soát được cân nặng của bản thân mình. Hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, không để tăng cân nhanh. Hạn chế thuốc chống trầm cảm hoặc một số thuốc ảnh hưởng đến chế độ ăn. Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý có khả năng gây tăng cân không kiểm soát.
Quý khách có thể tham khảo các phương pháp chăm sóc da an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 98 99 64 hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY.
Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe, khám, chữa bệnh từ xa cùng bác sĩ, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY.